Các địa danh được in trên tiền Việt Nam
Ở mỗi quốc gia lại có những đơn vị thanh toán tiền tệ khác nhau, những hình ảnh có trên tiền thường là những địa danh, những nhà lãnh đạo tài ba của mỗi nước.
Ví dụ như đồng đô-la Mỹ in hình ảnh của các vị tổng thống như Washington, Jefferson hay Lincohn,... còn tiền yên Nhật hầu hết in chân dung những nhân vật nổi tiếng như nhà vi trùng học Noguchi Hideyo, nhà tư tưởng Fuku-zawa Yukichi hay nhà văn Higuchi Ichiyo. Và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, bên cạnh hình Bác Hồ thì chúng ta còn in thêm những địa danh nổi tiếng của đất nước, phù hợp với nền văn hóa của Việt Nam chúng ta.
Ví dụ như đồng đô-la Mỹ in hình ảnh của các vị tổng thống như Washington, Jefferson hay Lincohn,... còn tiền yên Nhật hầu hết in chân dung những nhân vật nổi tiếng như nhà vi trùng học Noguchi Hideyo, nhà tư tưởng Fuku-zawa Yukichi hay nhà văn Higuchi Ichiyo. Và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, bên cạnh hình Bác Hồ thì chúng ta còn in thêm những địa danh nổi tiếng của đất nước, phù hợp với nền văn hóa của Việt Nam chúng ta.
Hằng ngày khi chúng ta tiêu tiền, bạn có bao giờ để ý đến những địa danh được in trên những tờ tiền đó, và liệu rằng bạn biết được bao nhiêu địa danh trên những đồng tiền ấy. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại hết những địa danh mà có trong tiền Việt và chia sẻ với mọi người nhé.
1. Tờ 100 đồng: Chùa Phổ Minh - Nam Định
Đồng tiền này hiện nay không còn được lưu hành trên thị trường nữa. Nhưng đối với những người thuộc thế hệ 8x, 7x trở lại thì chắc hẳn không ai quên được một thời kỳ gian khó của đất nước Việt Nam ta. Đồng tiền này được phát hành 02/5/1992. Hình ảnh được in trên tờ 100 đồng là tại chùa Phổ Minh hay còn gọi là chùa Tháp, đây là ngôi chùa thuộc thôn Tức Mặc, Nam Định. Ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1262. Ngôi chùa này từng sở hữu chiếc vạc lớn – một trong 4 báu vật của Việt Nam (An Nam tứ đại khí).
2. Tờ 200 đồng: Hình ảnh cày cấy trên ruộng đồng Việt Nam
Cũng như tờ tiền 100 đồng thì đồng tiền 200 đồng hiện nay cũng ít được lưu hành trên thị trường. Với đồng 200 đồng này được phát hành vào ngày 30/9/1987, có màu nâu đỏ. Hình ảnh được in trên đồng tiền là chiếc máy cày và những người nông dân đang lao động hăng say, thể hiện đúng với nền nông nghiệp lúa nước của Việt Nam.
3. Tờ 500 đồng: Cảng Hải Phòng - Cảng lớn nhất miền Bắc Việt Nam
Tờ tiền này được phát hành: 15/8/1989, lúc này nền kinh tế của nước ta đang bắt đầu trong thời kỳ phát triển, và hình ảnh được in trên tờ 500 đồng đó chính là cảng Hải Phòng. Đây là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam.
4. Tờ 1.000 đồng: Khai thác gỗ ở Tây Nguyên
Đồng tiền này hiện nay vẫn còn đang được lưu hành rộng rãi trên thị trường. Cùng phát hành vào 20/10/1989. Tờ tiền này là hình ảnh những người lao động đang cưỡi voi, khai thác gỗ tại Tây Nguyên.
5. Tờ 2.000 đồng: Nhà máy dệt Nam Định
Đồng tiền một nghìn đồng và hai nghìn đồng được sản xuất cùng ngày, trong hình ảnh đồng tiền hai nghìn đồng này lại được in là hình ảnh những cô công nhân đang làm việc tại Nhà máy dệt Nam Định. Đây từng là nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương.
6. Tờ 5.000 đồng: Nhà máy thủy điện Trị An - Đồng Nai
Tờ tiền này được phát hành ngày 15/01/1993. Đây là hình ảnh nhà máy thủy điện Trị An - công trình thủy điện mang tầm vóc quốc tế và thắm đượm tình hữu nghị Việt Nam – Liên Xô, đến năm 1991 nhà máy thủy điện được khánh thành và đưa vào sử dụng. Công trình thủy điện Trị An còn có ý nghĩa kinh tế tổng hợp với mục đích chính hòa lưới điện quốc gia cùng với các nhà máy khác cung cấp điện cho phụ tải toàn quốc. Ngoài ra, là thủy điện đa mục tiêu, công trình còn đảm bảo nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, đẩy mặn và điều tiết lũ...
7. Tờ 10.000 đồng: Mỏ dầu Bạch Hổ - Vũng Tàu
Mỏ dầu Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa nước ta. Đây là nguồn cung cấp dầu chủ yếu cho Việt Nam hiện nay, thuộc bồn trũng Cửu Long. Mỏ nằm ở vị trí Đông Nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km. Mỏ có trữ lượng khoảng 300 triệu tấn và được khai thác thương mại từ giữa năm 1986. Chính vì là mỏ lớn nhất Việt Nam nên đến ngày 30/8/2006 tờ tiền mười nghìn đồng đã lấy là địa danh để in vào đồng tiền. Và vào thời điểm này, thay vì in bằng giấy cotton thì ngân hàng đã chuyển sang giấy in Polymer.
8. Tờ 20.000 đồng: Chùa cầu Hội An - Quảng Nam
Bất cứ ai đến Hội An đều không thể không ghé qua Chùa Cầu (hay còn gọi là cầu Nhật Bản bởi trước đây cây cầu này do thương nhân Nhật góp tiền xây dựng từ thế kỷ XVII). Trên tờ tiền 20.000 đồng polymer là hình ảnh Chùa Cầu (Hội An) với vẻ đẹp kiến trúc cổ kính. Theo truyền thuyết của người dân nơi đây kể lại, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất.
Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.
Chiếc cầu dài khoảng 18m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Đây được xem là biểu tượng giao lưu văn hóa Nhật - Hoa - Việt ở Hội An và thu hút đông đảo du khách tham quan.
9. Tờ 50.000 đồng: Di tích Nghênh Lương Đình & Phu Văn Lâu - Cố Đô Huế
Hình ảnh được in trên tờ 50.000 đồng chính là cụm di tích Nghênh Lương Đình- Phu Văn Lâu (Huế). Hai di tích này được xây dựng dưới triều đại nhà Nguyễn. Nghênh Lương Đình được xây dựng dưới thời vua Tự Đức, nằm ngay bên đôi bờ sông Hương, đây là địa điểm làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.
Còn Phu Văn Lâu lại được xây dựng dưới thời vua Gia Long, nơi đây thường được dùng là nơi mà nhà vua ra những chiếu dụ quan trọng của đất nước, hoặc cũng có thể là nơi thông báo cho các sĩ tử kết quả của các cuộc thi do triều đình tổ chức.
10. Tờ 100.000 đồng: Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội
Quốc Tử Giám là một địa danh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta và là hình ảnh được xuất hiện trên tờ tiền 100.000 đồng polymer. Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xem là một biểu tượng văn hóa của Thủ đô Hà Nội và trường tồn cùng thời gian của dân tộc. Nơi đây còn là nơi tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc Việt.
Không những thế, Văn Miếu còn là địa điểm du lịch khá có tiếng tại Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách đến thăm quan cũng như diễn ra các hoạt động văn hóa, lễ hội như tôn vinh Thủ khoa, văn nghệ dân tộc, bình thơ, triển lãm thư pháp, giới thiệu thơ xuân...
11. Tờ 200.000 đồng: Di sản thiên nhiên của thế giới Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh
Hai lần xuất hiện trên bề mặt tờ tiền, tờ 10.000 đồng cũ và tờ 200.000 đồng polymer, di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long là một điểm đến du lịch nổi tiếng.
Vịnh Hạ Long được ví như tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động, vừa huyền bí.
Trên tờ 200.000 đồng Polymer là hòn Đỉnh Hương thuộc Vịnh Hạ Long. Phiến đá có hình một lư hương khổng lồ đứng giữa biển khơi như một vật thiêng cúng tế trời đất.
12. Tờ 500.000 đồng: Làng Sen - Nam Đàn Nghệ An
Đây được xem là đồng tiền có mệnh giá cao nhất hiện nay của nước ta. Tờ tiền này được phát hành 17/12/2003. Hình ảnh được in trong tờ tiền này cũng vô cùng đặc biệt đó là ngôi nhà 5 gian ở làng Sen (Nam Đàn, Nghệ An), đây chính là quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hiện nay ngôi nhà được cho vào khu di tích Kim Liên, một trung tâm du lịch lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa - lịch sử về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình. Khu di tích lịch sử Kim Liên được đưa vào danh sách xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và là một trong bốn di tích quan trọng bậc nhất tại Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Không có nhận xét nào: