Lăng mộ ở Sài Gòn - Ba ngôi mộ gió của danh tướng Võ Tánh

Võ Tánh (danh tướng theo phò Nguyễn Ánh) có đến 3 ngôi mộ, trong đó một cái nằm ở Bình Định và hai cái ở TP.HCM. Theo tục lệ dân gian, khi một người chết mất xác hoặc vì lý do nào đó mà người ta phải tạo mộ giả (mộ gió) để hương khói, thờ cúng là chuyện bình thường. Nhưng một vị tướng mà có đến 3 ngôi mộ thì quả là chuyện hiếm.


3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh 1
Sau khi tuẫn tiết vào năm 1801, Võ Tánh được chôn cất trong nội cung thành Hoàng Đế, ngày nay thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, Bình Định. Ngôi mộ hình tròn trên có đắp biểu tượng một con dơi, không có bình phong tiền nhưng có bình phong hậu, bên mộ có 2 con nghê đá ngồi chầu


3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh 2
Trong ảnh là toàn cảnh ngôi “mộ gió” của Võ Tánh do Nguyễn Ánh cho xây dựng tại Gia Định cũng trong năm 1801 (hiện nằm ở hẻm 19 đường Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận, TP.HCM)


3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh 3
Mặt trước bức bình phong tiền vẽ hình con hổ


3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh 4
Mặt sau vẽ hình “Long mã hà đồ” - trên lưng con long mã có cột thanh gươm trên chồng binh thư, quanh mình long mã là những đốm lửa tượng trưng cho người có tài thao lược, nhưng phải tự thiêu để tỏ khí tiết


3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh 5


3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh 6
Cổng mộ, hương án, mộ phần và bình phong hậu. Trên bình phong vẽ hình “vân hạc” ngụ ý Võ tướng công đã cưỡi hạc về trời…


3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh 8
Đền thờ Võ Tánh ở phía trước ngôi mộ


3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh 7


3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh 9
Bên trong đền thờ, bài vị Võ Tánh được đặt thờ trên chánh điện


3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh 10


3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh 11
 Ở nhà võ ca trước đền thờ, Phòng Thông tin Văn hóa quận Phú Nhuận có cho phép một nhóm họa sĩ sơn mài mượn làm xưởng vẽ. Thời gian rảnh rỗi, nhóm họa sĩ này đã vẽ lại, trang trí những bức bình phong, ô hộc trong khu lăng mộ. Các họa sĩ Nguyễn Minh, Văn Chiến (trong ảnh trên) kể rằng hồi ấy họ vừa vẽ xong 2 bức bình phong lớn và 6 ô hộc nhỏ quanh lăng mộ thì có một ngôi trường trong vùng đến đặt họ vẽ trang trí trong trường, cũng đúng số lượng tranh họ vừa vẽ ở lăng Võ Tánh (2 bức lớn, 6 bức nhỏ)


3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh 12
Còn trong ảnh này là mộ “ông Võ Tánh” trên đường Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình, TP.HCM). Ngôi mộ này có chiều dài khoảng 10 m, rộng chừng 7 m


3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh 13


3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh 14
Cận cảnh mặt trước ngôi mộ


3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh 15
Hai bia đá khắc chữ Hán của người dân quanh vùng đem đến “tạm trú” bên trái mặt tiền phần mộ, có đặt bát nhang và tượng Thần Tài, Ông Địa


3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh 16
Ngôi mộ có mái trũng bám đầy rêu xanh, xung quanh có tường thành bao quanh, bốn góc mộ có xây trụ cột


3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh 17
 Một đoạn bờ thành phía sau mộ bị xô lệch, nứt nẻ. Bên trái là phù điêu “hoa điểu” chỉ còn lại vài họa tiết


3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh 18
Phù điêu bình hoa và tượng một con thú ở góc bờ thành


3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh 19
Chị Tâm - người đặt bàn máy may dưới cây đa trước mộ hằng ngày vẫn quét tước, nhang khói vì “ông rất linh” cho chị luôn đắt hàng kể từ khi ra đây ngồi (đã được 4 - 5 năm). Tôi hỏi chị Tâm: “Mộ này chôn mấy người, chị?”. Chị đáp: “Ba người, hổng thấy 3 ô bia đó sao?”. Tôi hỏi: “Nếu như mộ ông Võ Tánh ở đây là “mộ gió” thì 2 người được chôn theo là ai?”, nhưng chưa có câu trả lời...
Mộ gió Võ Tánh nằm ẩn sâu trong con hẻm 19 Hồ Văn Huê (phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM). Chúng tôi đứng trước cổng tam quan nhìn vào bên trong, khung cảnh thật trầm buồn...
Mộ được xây dựng vào năm 1801. Tương truyền vì không đưa được thi hài Võ Tánh từ Bình Định về Gia Định chôn cất, Nguyễn Ánh đã cho làm một hình nhân bằng sáp để mai táng.
Toàn cảnh mộ gió Võ Tánh trên đường Hồ Văn Huê. Bình phong tiền có hình hổ, bình phong hậu hình hạc và mộ nằm giữa.
Khu lăng mộ Võ Tánh có kết cấu giống như lăng mộ tả quân Lê Văn Duyệt (Bình Thạnh, TP.HCM) nhưng nhỏ và hẹp hơn nhiều. Từ cổng đi vào, nhà võ ca hiu hắt. Trước đây, nơi này là xưởng vẽ, có nhiều người miệt mài bên giá vẽ.
Đây là nhóm họa sĩ được Trung tâm văn hóa quận Phú Nhuận cho phép sử dụng làm nơi sáng tác. Các họa sĩ này từng góp phần trang trí cho các họa tiết bên trong lăng mộ.
Qua khỏi võ ca đến đền thờ. Bài vị Võ Tánh được đặt trang trọng nơi chánh điện. Phía trước, đôi hạc trắng trên lưng rùa cùng bàn ghế được bao quanh bằng những khung sơn son thếp vàng trang nghiêm. Một bạch mã với yên cương đứng hầu Võ tướng như thể sẵn sàng lên đường.
Đền thờ Võ Tánh. Bài vị đặt tại chánh điện có đôi hạc trắng hai bên và tuấn mã đứng chờ.
Bước ra phía sau là mộ Võ Tánh. Trước mộ, bình phong tiền với hình con hổ. Tiếp đến cửa vào mộ rộng khoảng 2m. Hai bên có 2 trụ cao bên trên có hình búp sen. Lư nhang lớn cao đặt phía trước mộ.
Nấm mộ hình chữ nhật dài khoảng 4m rộng 3m và cao 0,40m. Phía cuối, trên bình phong hậu là hình con hạc. Hơn 200 năm, hiện ngôi mộ gió này vẫn còn nguyên vẹn mặc dù xuất hiện nhiều dấu hiệu xuống cấp.
Người dân quanh mộ kể lại, tuy là mộ gió nhưng tiếng lành đồn xa rằng “lăng ông” vốn rất thiêng, ai “hạp” tới đó xin là hầu như “cầu gì ông cho nấy”.
Mộ gió Võ Tánh linh thiêng hay không cũng do miệng đời. Chỉ biết nơi đây vẫn là nơi thờ phượng trang nghiêm nên những hành động buôn thần bán thánh không có điều kiện phát sinh. Nhờ vậy mà từ nhiều năm nay nơi đây vẫn bình yên...
Ngôi mộ thật ở Bình Định
Tranh vẽ mô tả về Võ Tánh trên bìa sách Trung tiết anh hùng: Lịch sử ông Võ Tánh (1930) của tác giả Huyền Mặc đạo nhân, miêu tả cảnh Võ Tánh tự sát cuối cuộc bao vây thành Quy Nhơn.
Thành Hoàng Đế (trước đây là thành Đồ Bàn) thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây cũng là nơi chứng kiến trận cuộc bao vây ròng rã 14 tháng trời khiến cho quân của Võ Tánh không còn cầm cự nổi. Cuối cùng Võ Tánh và Ngô Tùng Châu phải tuẫn tiết.
Võ Tánh tuẫn tiết trên lầu Bát giác bên trong thành Bình Định. Khi Trần Quang Diệu vào thành, tìm thấy thi thể ông đã lệnh cho quân khâm liệm tử tế. Mộ Võ Tánh nằm trong nội cung thành Hoàng Đế của Nguyễn Nhạc ở Bình Định.
Năm 1802, triều đại Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn san bằng thành Hoàng Đế. Nguyễn Ánh xây lăng mộ và lầu Bát Giác thờ tướng bại trận Võ Tánh và Ngô Tùng Châu ngay trên mặt bằng của điện Bát Giác, nơi Vua Thái Đức thiết triều.
Khu lăng mộ của Võ Tánh nằm giữa thành, xung quanh có tường cao bao bọc. Mặt trước, trên bờ tường có bình phong hai bên có lối đi vào. Qua một sân cát rộng sau cửa lăng chúng ta sẽ thấy một lối đi dẫn đến tòa lầu bát giác. Đây là nơi thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.
Sau lầu bát giác có đường dẫn đến khu mộ. Mộ Võ Tánh nắm sau hương án. Mộ có hình tròn nằm trên hai bậc nền hình chữ nhật. Trên mộ có đắp biểu tượng một con dơi. Trước đây, nằm kề bên mộ tướng Võ Tánh là mộ Ngô Tùng Châu hình chữ nhật. Hài cốt của ngôi mộ này được cải táng về Phù Cát, Bình Định.
Lăng Võ Tánh trong di tích thành Hoàng Đế (tỉnh Bình Định). Ảnh: Kiến thức
Nói về cái chết của Võ Tánh, sách Đại Nam thực lục chép: “Trần Quang Diệu dẫn quân vào thành, trông thấy, chảy nước mắt, lấy lễ mà chôn cất. Tướng sĩ trong thành, không giết hại ai cả”.
Điều này cũng khẳng định cho thấy người dân Bình Định vẫn tôn thờ Võ Tánh ngay khi nhà Nguyễn chưa thâu tóm hết giang san. Cách ứng xử của Trần Quang Diệu đã nói lên được sự cảm thông, sự khâm phục trước tấm gương trung nghĩa tiết liệt. Đây cũng là nét đẹp của người Bình Định.
Một vị tướng tử trận được xây 3 ngôi mộ và nhiều đền thờ ở khắp nơi trong nước, thiết tưởng đó cũng là điều đáng để hậu thế chúng ta suy ngẫm.

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.